Sau văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình. Cư dân văn hóa Hòa Bình sinh sống ở Sơn La, Lai Châu, Hà Nội (phần đất Hà Tây cũ), Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, NghệAn,HàTĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.Cư dân văn hóa Hòa Bình sống trong hang động và mái đá.Công cụ tiêu biểu của họ là rìu ngắn, chày nghiền... làm bằng đá cuội,chỉ được ghè đẽo một mặt.Rìu chày thường có hình đĩa, hình bầu dục hay hình hạnh nhân...Chày và bàn nghiền thuộc văn hóa Hòa Bình.Cư dânvăn hóa Hòa Bình đã biết làm nông nghiệp và định cư lâu dài. Việc biết đến nông nghiệp sơ khai - nông nghiệp trồng rau quả hoặc cây cho củ - là một bước nhảy vọt trong quá trình tiến hóa của người Việt cổ. Các nhà khoa học đã tìm thấy hoa họ rau đậu trong một số hang của cư dân văn hóa Hòa Bình.Cư dân văn hóa Hòa Bình biết khắc hình thú vật, mặt người,cây lá lên vách đá nơi cư trú, trên xương hay trên những viên đá cuội. Họ còn dùng thổ hoàng để vẽ lên mình và biết chế tác đồ trang sức - thường là vỏ ốc biển được mài thủng lưng, xâu dây đeo.Cư dân văn hóa Hòa Bình đã có tín ngưỡng. Mỗi thị tộc đều thờ một vật tổ riêng. Họ thường xuyên dâng lễ vật cho vật tổ này.Nơi thờ vật tổ thường ở sâu trong các đáy hang. Vật tổ có thể là loài động vật ăn cỏ như hươu, nai... có thể là loài chim lạ, cây quý hay những tảng đá dị hình.
Kênh Giáo Dục , Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam
Kênh Giáo Dục Nhân Tâm, Văn Hoá Cổ Truyền Đặc Sắc Hàng Đầu Việt Nam.